OntheMars – chia sẽ hành trình khám phá Tây Tạng đầy cảm hứng

OntheMars tây tạng

Cách đây 2 năm, vào những ngày tháng 9, khi đang lang thang ở vùng đất Ladakh, trong một khoảnh khắc nhìn về phía dãy Himalaya, tụi mình từng nghĩ không biết phía bên kia đỉnh Everest là vùng đất như thế nào, những người Tibet ở đó giờ ra sao. Và rồi cũng vẫn vào những ngày tháng 9 của 2 năm sau, tụi mình đã ngồi trên chuyến tàu cao nhất thế giới, trải qua hơn 20 tiếng đồng hồ mòn mỏi, để tiến vào vùng đất Phật giáo Tây Tạng đây huyền bí.

🗺️ Hành trình 12 ngày:

Day 1: Đi tàu đêm Xining (Tây Ninh, Thanh Hải) – Lhasa (Tây Tạng)

Day 2: Tới Lhasa buổi chiều, về khách sạn nghỉ ngơi

Day 3-4: Tham quan Lhasa (cung điện Potala, đền Jokhang, phố cổ Barkhor, tu viện Drepung và cung điện Norbulingka)

Day 5: Di chuyển Lhasa – hồ Yamdrok – sông băng Karola – tu viện Gyantse – Shigatse

Day 6: Di chuyển Shigatse – Saga

Day 7: Di chuyển Saga – hồ Gongzhucuo – đèo Mayum-la (5220m) – Darzhen

Day 8: Di chuyển Darzhen – hồ Manasarovar, ngắm view núi Kailash (7.728m) – Saga

Day 9: Di chuyển Saga – hồ Peikutso – Everest base camp (EBC, 5.100m)

Day 10: Buổi sáng ngắm view núi Everest (8.848m), di chuyển EBC – đèo Gawu-la, ngắm view 108 khúc cua – tu viện Sakya – Shigatse

Day 11: Di chuyển Shigatse – Lhasa, tham quan tu viện Sera

Day 12-13: Bay Lhasa – Côn Minh – Hà Nội

⚠️ Theo như mình được biết thì Tây Tạng hiện không cho phép khách du lịch đi tự túc, cần phải xin giấy phép du lịch và đi theo tour. Chính vì vậy, nhóm tụi mình đã sử dụng landtour cho toàn bộ hành trình tại Tây Tạng.

tây tạng OntheMars

🥰 Những địa điểm ấn tương với tụi mình:

🚏 Cung điện Potala

Biểu tượng về văn hóa và du lịch của Tây Tạng, tọa lạc trên một đồi cao ở vị trí trung tâm của thành phố Lhasa. Đây là cung điện mùa đông của Đức Đạt Lai Lạt Ma từ thế kỷ thứ 7, bao gồm Bạch Cung và Hồng Cung cùng các tòa nhà phụ trợ. Cung điện nằm ở độ cao 3.700 m so với mực nước biển, đây được xem là cung điện cao nhất thế giới. Chính vì tính biểu tưởng của công trình này nên chính phủ Trung Quốc đã in hình cung điện Potala trên tờ tiền mệnh giá 50 tệ. Vị trí góc chụp trên tờ tiền cũng trở thành một điểm check-in không thể bỏ qua khi tới đây.

🚏 Tu viện Drepung và tu viện Sera

Đây là 2 tu viện mà tụi mình thích nhất trong số rất nhiều các tu viện khác nhau trong hành trình. Tu viện Drepung là tu viện đầu tiên tụi mình tới và may mắn rằng lúc đó rất vắng khách du lịch. Chính nhờ đó mà tu viện hiện ra vô cùng yên bình, thanh tịnh. Tách khỏi team, tụi mình không đi vào trong các gian tu viện mà chỉ dạo quanh bên ngoài và phát hiện ra rất nhiều góc thơ mộng tại đây. Còn tu viện Sera lại là tu viện cuối cùng của hành trình, nổi bật “khu vườn tranh biện”. Mỗi buổi chiều, tại khu vườn tranh biện lại diễn ra các cuộc đấu pháp giữa các học giả Phật giáo trẻ tuổi.

🚏 Hồ Yamdrok

Hồ Yamdrok là một trong những địa điểm đông đúc khách du lịch nhất trong cả hành trình, tuy nhiên điều đó cũng không ảnh hưởng tới tình cảm của tụi mình đối với hồ. Hồ có một màu xanh ruby với đủ sắc thái từ dập tới nhật tùy vào độ mạnh của nắng. Hai bên bờ là những cánh đồng lúa mỳ xanh rì vuông vức nằm san sát rất thích mắt. Hồ Yamdrok nằm ở độ cao 4.441m so với mực nước biển và là một trong 3 thánh hồ tại Tây Tạng, cùng với hồ Namtso và hồ Manasarovar.

🚏 Hồ Manasarovar và núi Kailash

Một trong 2 cột mộc quan trọng mà rất nhiều người mong muốn được chinh phục tại Tây Tạng chính là núi Kailash, đỉnh núi cao 6.66m với tuyết trắng phủ quanh năm. Nhìn từ xa ngọn núi trông giống như một quả chuông hay kim tự tháp khổng lồ vậy. Có khá nhiều bí ẩn xung quanh ngọn núi thiêng này khi mà chưa từng có bất kì ai có thể chinh phục được đỉnh cao của ngọn núi. Người ta tin rằng núi Kailash là trường năng lượng tại núi Kailash là cực kì lớn, có thể khiến cho con người trở nên điên loạn hoặc bỏ mạng nếu dám đến quá gần. Tụi mình lựa chọn chiêm bái ngọn núi bí ẩn này từ hồ Manasarovar, thánh hồ nằm cách đỉnh Kailash chỉ vỏn vẹn 26km về phía nam. Thực sự tiếc vì ngày tụi mình tới, thời tiết không ủng hộ nên đỉnh của ngọn núi Kailash bị mây che lấp mất 1 phần.

🚏 Hồ Peikutso

Đây là một hồ nước khá rộng nằm trên đường đi tới Everesr base camp. Từ hồ có thể ngắm trọn vẹn view của những đỉnh núi cao nhất thế giới thuộc dãy Himalaya. Khoảnh khắc tụi mình nhớ nhất là lúc đi ngang qua một cánh đồng cỏ nhiều trải dài tới tận hồ nước, màu xanh lục, màu vàng của cỏ cùng với màu xanh ngọc của hồ tạo nên những mảng màu rất ấn tượng. Phía ngược lại là dãy núi Himalaya hùng vĩ, cảm tưởng như đang chiêm ngưỡng một kì quan vậy.

🚏 Everest base camp và đỉnh Everest

EBC phía Trung Quốc là một điểm cắm trại đã được quy hoạch thành điểm du lịch khá quy củ, nằm ở độ cao 5.100m và tụi mình có cảm giác đã khá bị thương mại hóa mất rồi. Lều trại đều được dựng sẵn, diễn tích mỗi lều đều khá lớn và chia thành các phòng nhỏ hơn với đầy đủ giường nệm, nệm sưởi, v.v… Đi thêm khoảng tầm 100m là đền Rongbuk và khu vực ngắm đỉnh Everest từ xa. Nếu bỏ qua sự thương mại hóa quá hiển nhiên của du lịch Trung Quốc thì view đỉnh Everest tại đây quá đỉnh. Tụi mình thực sự may mắn vì chiều hôm trước trời còn mây mù quá trời mà tới sáng hôm sau mây đã tan hẳn và đỉnh Everest lộ ra nét căng Full HD tới từng đường nét. Tụi mình đã dành trọn buổi sáng đứng trên đền Rongbuk chỉ để ngắm nóc nhà của thế giới như vậy.

🚏 Đèo Gawu-la và 108 khúc cua

Một trong những điểm cực kì đáng nhớ khi xe của tụi mình vượt qua 108 khúc cua ngoằn ngoèo để rời EBC. Đứng trên đỉnh đèo Gawu-la nhìn xuống toàn bộ những khúc cua vừa vượt qua và đằng xa vẫn là hình ảnh đỉnh núi Everest hùng vỹ, tất cả giống như một bức tranh của cuộc đời vậy.

🚏 Tu viện Sakya

Tu viện Sakya nằm trong thành phố cổ cùng tên hiện lên với hai màu chủ đạo là màu đỏ và màu đen. Tu viện này từng được coi là kho báu của Phật giáo khi Sakya trở thành giáo phái mạnh nhất của Tây Tạng thời kỳ nhà Nguyên còn cai trị Trung Quốc (thế kỷ XIII). Nơi đây chưa đựng hàng vạn kinh sách, tranh tường và thangka Phật giáo Tây Tạng. Nhưng điều khiến tụi mình ấn tượng với tu viện này lại là cảnh tượng các nhà sư tập luyện chuẩn bị cho lễ hội trung thu sắp tới. Âm thanh của các nhạc cụ truyền thống, của tiếng bước chân và tiếng đọc kinh của các nhà sư, mọi thứ quá đỗi ấn tượng với tụi mình khi được tiếp xúc với văn hóa Tây Tạng gần đến vậy.

Tây Tạng với tụi mình giống như một dấu mốc trong đời vậy. Tụi mình khám phá Tây Tạng không phải với tư cách một Phật tử sùng đạo hay những người say mê tôn giáo, mà đơn giản chỉ là những người trẻ háo hức muốn tìm hiểu về một nơi còn nhiều bí ẩn và tách biệt với phần còn lại của thế giới. Hành trình này không chỉ là về việc khám phá một vùng đất mới, mà còn là cơ hội để chúng tôi nhìn nhận lại bản thân và thế giới xung quanh từ một góc độ khác. Tây Tạng đã cho chúng tôi thấy rằng, dù trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, vẫn còn những nơi giữ được nét văn hóa truyền thống và vẻ đẹp nguyên sơ của thiên nhiên.


Bài viết do OntheMars chia sẽ tới bạn đọc trên Fanpage OntheMars. Mình là đọc giả và khi đọc bài viết, xem hình ảnh, mình bị mê hoặc trước cảnh sắc thiên nhiên nơi này. Cảm ơn tác giả đã có những chia sẽ chi tiết về hành trình đến với Tây Tạng, mình xin được chia sẽ bài viết này đến với bạn đọc trên nền tảng, để lan tỏa đến nhiều bạn đọc hơn nữa.

Bạn tìm OntheMars 

Mọi người đều thích

Che Giấu Cảm Xúc

Đa phần chúng ta đều chỉ bộc lộ ra bên ngoài một phần những gì mà bản thân đang cảm thấy và đều giữ lại điều gì đó bí mật

Messtori

Dành cho bạn