Tâm Lý Học

Lụy Phim Là Gì? Tại Sao Ta Có Cảm Lụy Khi Phim Kết Thúc

Lụy Phim Là Gì?

Trong thời gian gần đây, khi mà chúng ta đang sống trong tình trạng giãn cách để phòng chống dịch bệnh và chúng ta có nhiều thời gian rỗi hơn bình thường, thế nên mỗi người sẽ có những cách giết thời gian của mình khác nhau, tôi thì thường chọn những bộ phim hoặc những quyển sách có tính cốt truyện để xem, đọc và thư giãn khi rỗi.

Thế nhưng tôi chợt nhận ra một tình trạng, không mấy kì lạ ở tôi và hầu như rất nhiều người khác, sau mỗi lần kết thúc một bộ phim, hay đọc xong một quyển sách. Đó là tình trạng lụy phim, cảm giác trống rỗng, thẩn thờ mỗi khi bộ phim kết thúc. Tình trạng này không quá lạ ở trong rất nhiều người, nhưng hầu như chúng ta không để ý đến và không đặt câu hỏi cho trạng thái này.

Tôi nhận ra điều này khi hôm đó tôi vừa nấu ăn và xem phim, khi bộ phim kết thúc tôi gập máy và ngồi thẩn thờ, mơ màng mất 5 phút trong tình trạng đó, chảo cá tôi đang chiên bổng trở thành món “Cá Rán Dang Nắng”. Tôi mới chợt đặt câu hỏi cảm giác đó là gì và bắt tay vào tìm hiểu tình trạng này.

Các nhà Tâm Lý Học đã nhận thấy được điều này từ rất lâu họ đã nghiên cứu và đặt tên cho tình trạng này là Post-series depression Hiểu một cách đơn giản là lụy phim ta sẽ có cảm giác trống rỗng, mất mát sau khi kết thúc một bộ phim hoặc một quyển sách hay.

Cùng Messtori tìm hiểu sâu hơn về tình trạng lụy phim này nhé.

Lụy Phim
Lụy phim là cảm giác hụt hẫng, thẩn thở khi kết thúc một bộ phim

Sự Thoát Ly Giữa Thế Giới Phim Ảnh Và Thực Tại.

Tùy theo sở thích của mỗi người mà chúng ta thường tìm đến phim ảnh hoặc sách để giải trí thư giãn, thế nhưng khi chúng ta tập trung vào một bộ phim hay và bị cuốn hút bởi bối cảnh, nhân vật và tình tiết trong phim. Giúp chúng ta tạm quên đi thực tại để thưởng thức và hòa nhập vào chính những nhân vật và tình tiết trong phim và hơn nữa trong phim luôn luôn có những tình tiết hấp dẫn, đột phá và đôi khi vô thực so với thực tại nhưng vẫn khiến chúng ta bị lôi cuốn, bi lụy phim đó khi kết thúc.

Sự Kết Nối Với Phim Ảnh

Như tôi đã nói ở trên, khi chúng ta xem phim hay đọc sách, bộ não của chúng ta sẽ bị lôi cuốn bởi nhân vật trong chính câu chuyện đó, chúng ta thường kết nối với nhân vật, người ta gọi đó là tình trạng Parasocial interaction Sự kết nối một chiểu của nhân vật.

Sự kết nối còn được dẫn chứng bằng sự thấu cảm, khi mà chúng ta có thể hòa nhập và cảm nhận được những gì nhân vật trải qua, hoặc đôi khi chúng ta thường có xu hướng đặt mình vào nhân vật để đưa ra những dự đoán về lời nói, hành động cảm xúc của nhân vật trong những đoạn tiếp theo của bộ phim.

Tất cả những trạng thái hành động này đều xuất phát từ sự kết nối một chiều của chúng ta với nhân vật trong phim.

Bởi chính vì sự kết nối đó nên khi bộ phim kết thúc, chúng ta như được đánh thức khi đang thực hiện những nhiệm vụ của bộ não mình vẽ ra với nhân vật trong phim, khi phim kết thúc chúng ta như nói lời tạm biết với một người bạn thân  và trạng thái thẩn thần thờ đó là sự lụy phim khi thoát ly giữa thực tại và phim ảnh.

Lụy Phim
Lụy phim xảy ra khi chúng ra có sự kết nối cảm xúc với phim ảnh

Sự Hụt Hẫng Cảm Xúc Khi Lụy Phim

Cảm giác này giống như bạn đang tham gia một buổi tiệc đứng ngoài trời, ở đó có rất nhiều người bạn vui, có thức ăn ngon, ánh đèn lung linh và những bản nhạc Jazz du dương thì bổng nhiên mất điện. Sự tiếc nuối và hụt hẫng sẽ là thứ hiện hữu trong bạn ngay lúc đó.

Sau khi bộ phim kết thúc cũng vậy, khi bạn xem phim và tập trung sự kết nối của mình với nhân vật, tình tiết trong phim cơ thể sẽ tiết ra Hormone DopamineHormone này sản sinh ra cảm giác vui vẻ hạnh phúc, cơ chế hoạt động của Hormone này là liên tục thôi thúc cơ thể sản sinh ra cảm giác thích thú khi chúng ta xem phim, và khi bộ phim kết thúc thì sự hụt hẫng và thiếu thốn ở đây chính là Hormone Dopamine, sự thiếu thốn này làm giảm sự vui vẻ trong bạn và gây ra tình trạng trống rỗng, thẩn thờ sau khi phim kết thúc.

“Những Biến Chứng Khác”

  • Không muốn xem ngay bộ phim khác: Cảm giác này thường xảy ra khi bạn vừa thoát ly ra với bộ phim vừa xem và những cảm giác tiếc nuối sẽ khiến bạn có cảm giác không muốn xem những bộ phim khác. Việc này xuất phát từ việc bạn muốn lưu giữ những cảm giác và tình tiết hay của bộ phim mình quá thích, không muốn những hình ảnh khác xen vào. ” Lụy phim đôi khi cũng giống cảm giác lụy tình ^^”
  • Thể hiện sự hứng thú với bộ phim này: Khi bạn vừa kết thúc bộ phim bạn sẽ muốn kể và giới thiệu cho người khác nếu bộ phim này thực sự làm bạn hứng thú, bạn viết một bài review về phim này trên mạng xã hội và chia sẽ với bất cứ ai thích xem phim. Việc này xuất phát từ hành vi muốn chia sẽ những cảm xúc và trạng thái của bạn, hoặc sự tò mò về trạng thái của người khác khi bộ phim kết thúc.
  • Tìm hiểu xa: Khi bạn quá hứng thú với bộ phim bạn sẽ thường có thói quen tìm kiếm những thông tin liên quan về cốt truyện, nhân vật và những khung cảnh đẹp trong phim. Sự việc này xuất phát từ việc thiếu hụt Dopamine do bộ phim gây ra, bạn tò mò về bối cảnh, nhân vật và những câu chuyện sau bộ phim… Chính vì thế dạo gần đây chúng ta thấy những MV ca nhạc, những bộ phim thường đăng những phân cảnh hậu trường và quá trình sản xuất (behind the scenes) bộ phim đó sau khi phim được công chiếu, để thỏa mãn sự tò mò của khán giả
Lụy Phim
Cảm giác lụy phim không đáng lo ngại

Cách Để Thoát Khỏi Cảm Giác Đó

  • Tìm những loại hình giải trí khác có thể khiến bạn trở nên vui vẻ, dopamine sẽ lấp đầy khoảng trống bị thiếu hụt ngay sau đó khi bạn cảm thấy vui vẻ.
  • Chậm lại và nhìnhận bộ phim đã giúp bạn có những bài học gì, và điều gì có thể áp dụng được trong cuộc sống
  • Chấp nhận việc phim đã kết thúc và thoát ly, thoát lụy phim với thế giới ảo bằng những công việc khác trong cuộc sống.

Cảm giác lụy phim là việc hết sức bình thường trong chúng ta, thế nên bạn hãy yên tâm và tận hưởng những bộ phim, quyển sách mình yêu thích. Sau khi thứ gì đó kết thúc sẽ có một thứ khác đến với bạn, nhưng những niềm vui và hạnh phúc đó chỉ là đến từ những phía khách quan và không bền vững, thế nên hãy dành thời gian phần lớn để nâng cao cuộc sống của bạn, niềm vui chủ động và hạnh phúc vui vẻ ngay trong chính con người mình. Đó mới là những thứ hạnh phúc bền bỉ, dài lâu.

About author

Articles

Người trẻ kể chuyện.
Phat.
Related posts
Tâm Lý Học

TikTok, Instagram Reels, Video ngắn tại sao lại cuốn hút đến thế?

Contents Toggle Cập nhật xu hướng mới nhất Giải trí cao và sáng tạo không…
Read more
Tâm Lý Học

Các Phương Thức Phòng Vệ Cho Chứng Lo Âu

Contents Toggle Cơ chế phòng thủ hoạt động như thế nào?Các loại lo âuCác Cơ…
Read more
Tâm Lý Học

Sức Khỏe Tâm Lý, Làm Thế Nào để Cải Thiện Sức Khỏe Tâm Lý Của Bạn

Contents Toggle Tại Sao Sức Khỏe Tâm Lý Là Tối Quan TrọngTạo Mục Đích SốngSuy…
Read more

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status