“Fake News” Tại sao chúng ta bị lôi kéo bởi tin giả?

Tại sao chúng ta bị lôi kéo bởi tin giả

Thời gian gần đây, khi mạng xã hội là thứ phổ biến đặc biệt là facebook… và hầu như mọi thông tin đều được cập nhật lên mạng xã hội một cách nhanh chóng, tức thời, đi đôi với việc cập nhật thông tin liên tục thì việc này gây ra một vấn đề vô cùng nhức nhối là thông tin giả mạo, những nguồn thông tin không có tính xác thực, được thêu dệt từ những cá nhân, tổ chức với nhiều mục đích khác nhau.

Đáng nói ở đây là những thông tin giả mạo này lại được cộng đồng mạng truyền đi một cách nhanh chóng mặt, hàng loạt bài báo, fanpage, có lượt hàng triệu lượt theo dõi đều đồng loạt đưa tin, nhưng không hề có một tính xác thực minh bạch nào. Hệ lụy là gây hoang mang dư luận, bằng những tin giả vô căn cứ đó, gây ra tình trạng hoang mang cho những người tiếp nhận thông tin.

Đã nhiều lần bộ thông tin và các kênh đài chính thống lên tiếng cảnh báo về vấn đề này, nhưng tại sao tin giả vẫn tiếp tục ra lò và tại sao những thông tin giả mạo lại có độ thu hút lớn đến như vậy?

Tin giả nắm bắt được xu hướng

Những cá nhân hay tổ chức nào đó, khi họ cố tình tung ra một fake news thì chắc chắn, phía sau thông tin sai lệch đó là một mục đích khác. Nhưng để tin giả đó được lan truyền nhanh như một loại “virus” thì họ đã nghiên cứu và nắm bắt được “xu hướng hiện thời” của mạng xã hội, những chủ để mà cộng đồng quan tâm, những vấn đề liên quan đến tình hình hiện tại của xã hội và từ đó, họ tung những tin sai lệnh, với nhiều biến tướng khác, liên quan đến vấn đề hiện thực của xã hội và từ đó giúp cho thông tin giả mạo đó được quan tâm nhiều hơn và họ có thể đạt được mục đích nào đó của mình.

Nắm bắt tâm lý của cộng đồng

Tin giả có nhiều biến tướng khác nhau, mà mỗi loại sẽ là một hệ lụy khác mà những fake news mang lại.

  • Tin giả
  • Châm biếm
  • Cực đoan
  • Âm mưu

Nhưng ở đây khi người tung tin giả nắm bắt được tâm lý và hành vi của con người, khi tiêu thụ một tin sốc, giật gân để lan truyền một cách nhanh nhất.

Họ có thể tung một câu chuyện sai sự thật về tình người, để đánh vào tâm lý đồng cảm, và lòng trắc ẩn của con người.

Hay một câu chuyện về một người nào đó nổi tiếng với mục đính châm biếm, bóp méo sự thật để đánh động tới những người (antifan) và tạo ra một nguồn thông thông tin hừng hực để họ khai thác như châm dầu vào lửa.

Hoặc chính những tổ chức, cá nhân tung những tin sai sự thật để che đậy và đánh lạc hướng của dư luận về chính những vấn đề của mình.

Và rất nhiều những mục đích khác nhau, sau những bài báo, những thông tin sai lệch kia, tất cả họ đều nắm bắt được cách tiêu thụ thông tin thụ động của người dùng mạng xã hội và từ đó đưa những thông tin sai lệnh ra “môi trường” một cách nhanh chóng.

Mức độ đánh giá thông tin

Không khó để chúng ta nắm bắt được thông tin trong khoảng 10 phút, dù thông tin đó ở bất kì đâu trên thế giới, nếu được đưa lên mạng xã hội. Thời đại công nghệ và mọi thứ đều có thể biết được trong tích tắc.

Mặt trái của sự nhanh nhạy đó thì một hệ lụy xảy ra kèm theo là sự “bội thực” về thông tin. Thông tin tràn lan và bất cứ đâu cũng có thể đọc được. Những tờ báo lá cải, những trang mạng xã hội có sức ảnh hưởng lớn thì đăng tin như một cổ máy và không có bất kì tính xác thực nào. Từ đó thông tin được lặp đi lặp lại nhiều lần khiến chúng ta bị cuốn vào dễ dàng tin tưởng hơn vì độ phủ song rộng rãi của nó.

Những nhà Tâm Lý Học đã có những nghiên cứu về độ tin tưởng khi những nguồn thông tin sai sự thật được lặp đi lặp lại nhiều lần và làm người khác dễ tin tưởng hơn.

Lười “nhận thức” thông tin

Con người lười biếng về mặt nhận thức. Bộ não của chúng ta đã phát triển để bảo tồn năng lượng cho các nhiệm vụ “quan trọng hơn” và do đó, họ không thích tiêu hao năng lượng khi một quyết định trực quan có thể được đưa ra quyết định đủ tốt. Niềm tin của chúng ta vào một câu chuyện tin tức ngẫu nhiên có thực sự quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta không?

Có thể có hoặc không và từ đó ta không tham gia vào việc đánh giá và nhận định thông tin. Thay vào đó, chúng ta tiến hành  xử lý thông tin được đơn giản hóa — đưa ra một kết luận không nhất thiết phải chính xác, chẳng hạn như chọn tin vào báo cáo tin tức giả mạo.

Thiếu Kiên Nhẫn

Việc tiêu thụ thông tin quá nhiều trong thời hiện đại khiến chúng ta mất dần đi tính kiên nhẫn, khi phải dừng lại và xác nhận lại thông tin này có chính xác hay không. Vì những thông tin này quá nhiều và như tôi nói ở trên, khi thông tin lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến chúng ta dễ tin hơn.

Cách đây vài năm hoặc lâu hơn trở về trước, thì ông bà , cha mẹ của chúng ta đôi khi phải chờ mỗi tối hằng ngày để có thể xem thời sự, cập nhật thông tin chính thống từ đài truyền hình. Còn giờ đây bất kì ở đâu, nơi nào chúng ta cũng có thể truy tìm thông tin một cách chủ động, nhưng ta lại thiếu đi kiên nhẫn để tiêu thụ thông tin đó một cách thông thái.

Donald Trump Fake News GIF by Feibi McIntosh - Find & Share on GIPHY

Chúng ta nên làm gì?

Một số cách để có thể trở thành người sử dụng thông tin một cách sáng suốt.

Ngừng việc kết luận ngay sau khi đọc tin

 Hãy nhanh chóng nhìn xem bạn đang sử dụng thông này ở đâu? Có phải là những trang báo chính thống? Có phải là những cổng thông tin uy tín và có tính xác thực cao. Đánh giá mức độ uy tín của người viết, của cổng thông tin đó. Hãy đánh giá sơ bộ những thông tin cơ bản của nơi xuất bản, sau đó hãy đưa ra kết luận cho chính mình.

Không lạm dụng mạng xã hội

Việc sử dụng mạng xã hội và lạm dụng chúng để tiếp thu thông tin đôi khi sẽ là con dao hai lưỡi của khi tiếp nhận thông tin của chính bạn. Hãy cập nhật thông tin trên những kênh thông tin uy tín của Việt Nam và Thế Giới, hoặc đài truyền hình Quốc Gia để có những thông tin xác thực nhất.

    Mọi người đều thích

    Messtori

    Dành cho bạn