Contents
ToggleNa Uy, quốc gia thuộc khối Bắc Âu được thiên nhiên trao tặng cho một bờ biển dài, có vô số hòn đảo, bãi đá, vịnh hẹp. Na Uy cũng là quốc gia có đường bờ biển dài thứ hai trên thế giới, với hơn 100.000 km, chỉ đứng sau Canada.
Các vịnh hẹp, dài cùng nhiệt độ lạnh giá của Na Uy cung cấp các điều kiện tự nhiên hoàn hảo để sản xuất cá hồi quanh năm và mang đến một sản lượng cá hồi khổng lồ và vô cùng chất lượng.
Na Uy là quốc gia đầu tiên nuôi thành công và sau đó thương mại hóa cá hồi Đại Tây Dương vào những năm 70. Ngày nay, bằng những quy trình nuôi cá hồi nghiêm ngặt và quản lý về sinh học biển cũng như áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, cá hồi Na Uy luôn là lựa chọn hàng đầu trên toàn thế giới.
Điều thú vị: Cá Hồi Na Uy Và Hành Trình 30 Triệu Bữa Ăn Trên Toàn Cầu
Quy Trình Nuôi Cá Hồi Na Uy
Na Uy là quốc gia đi tiên phong trong việc nuôi cá hồi vào những năm 1970 và cho tới hiện nay, Na Uy luôn là quốc gia nuôi cá hồi Đại Tây Dương hàng đầu thế giới. Vậy, quy trình nuôi cá hồi Na Uy sẽ phải trải qua những giai đoạn nào?
Giai đoạn 1 – nuôi cấy trứng và cá con
Việc sản xuất cá hồi được bắt đầu trong các bể nuôi ở trang trại nước ngọt trên đất liền, quá trình thụ tinh của trứng cá được thực hiện ở nước ngọt. Trứng sẵn sàng nở sau khoảng 60 ngày ở nhiệt độ tối đa 8°C trước khi nở.
Sau đó trứng sẽ nở thành Alevins (giai đoạn tiền trứng) có túi noãn hoàng mà chúng sử dụng làm thức ăn trong giai đoạn đầu tiên của vòng đời. Sau 4 đến 6 tuần khi các túi noãn hoàng đã được sử dụng hết, Alevins phải bắt đầu tự kiếm ăn.
Tại thời điểm này, chúng được gọi là cá con và sẽ được chuyển sang thức ăn công thức được gọi là thức ăn viên. Sau đó, cá con được chuyển từ bể nở sang bể nuôi lớn hơn. Cá hồi con sẽ được nuôi trong bể ở nhiệt độ từ tối đa là 12°C trong khoảng 450 ngày trước khi được vận chuyển ra lồng nuôi trên biển.
Sản phẩm gợi ý: Cá Hồi Tươi Na Uy Fillet
Giai đoạn 2 – vận chuyển và nuôi cá hồi trên biển
Sau 8 đến 15 tháng được nuôi trong nước ngọt, cá hồi đã sẵn sàng để vận chuyển ra biển. Bây giờ, cá hồi nặng khoảng 100 gram đến hơn 300 gram. Quá trình chuyển đổi từ cá hồi nước ngọt sang cá hồi nước mặn được gọi là quá trình hóa lỏng, khi đó cá hồi đã hoàn toàn sẵn sàng thích nghi với môi trường sống trong nước biển. Trước khi thả ra biển, cá con sẽ được tiêm phòng để sẵn sàng cho một cuộc sống khỏe mạnh.
Cá con được chuyển đến các trang trại trên biển bằng thuyền và được nuôi trong lồng trên biển. Các trang trại này được gọi là trang trại sản xuất và nuôi quảng canh trên biển. Cá hồi được nuôi tại trang trại trong khoảng 14 đến 22 tháng cho đến khi trưởng thành. Dòng hải lưu tối ưu, nước lạnh và các vịnh hẹp giàu oxy sẽ là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển khỏe mạnh và vượt trội của cá hồi Na Uy ở Đại Tây Dương.
Mọi trang trại trên biển của Na Uy đều được quy hoạch theo lối bền vững và có nhiều không gian cho cá di chuyển. Chỉ 2,5% khối lượng trong các trang trại đại dương là cá, 97,5% còn lại là nước. Đây là mật độ tối đa cho phép để tối ưu hóa sự phát triển của cá hồi.
Giai đoạn 3 – thu hoạch
Khi cá hồi đạt trọng lượng từ 4 – 6kg sẽ được vận chuyển từ trang trại trên biển đến nhà máy thu hoạch. Quy trình vận chuyển sẽ sử dụng các thuyền có bể chứa lớn (chứa nước biển) để đảm bảo cá hồi còn sống khi đến nhà máy.
Sau khi đến nhà máy cá hồi sẽ được vào các lồng chờ tại nhà máy thu hoạch dưới sự giám sát nghiêm ngặt về oxy và các thông số khác. Việc vận chuyển sẽ mất từ 3 đến 20 giờ.
Cá hồi Na Uy được đặt trong lồng chờ tại nhà máy thu hoạch. Mục đích là làm dịu cá hồi khi thay đổi môi trường sống và cung cấp cho nhà máy thu hoạch nguồn cung cấp cá hồi liên tục. Cá hồi chờ trong lồng từ 24 giờ đến tối đa 6 ngày trước khi được đưa vào xẻ thành phẩm và đưa ra thị trường.
Trước khi được được xẻ thành phẩm, cá hồi sẽ được bơm oxy nhẹ nhàng và được bơi ngược dòng nước tại nhà máy. Việc này sẽ làm cá hồi giảm bớt độ căng thẳng, từ đó sẽ không làm giảm chất lượng thịt của cá hồi Na Uy.
Gợi ý đọc: Nguồn Gốc Sushi Cá Hồi Và Những Điều Thú Vị Của Món Ăn Truyền Thống Của Nhật Bản
Giai đoạn 4 – tái sinh môi trường sống
Giữa mỗi chu kỳ canh tác, các trang trại sẽ được nghỉ ngơi để bảo vệ môi trường tự nhiên. Trong thời kỳ này, đáy biển được giám sát rất chặt chẽ. Na Uy hạn chế số lượng trang trại dưới 750 trên 28.953 km bờ biển và giấy phép được phân bổ một cách khoa học để tránh việc phát triển quá mức.
Lời Kết
Với việc đánh bắt, nuôi trồng trong nhiều thế kỷ, người Na Uy biết chính xác cách xử lý để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho các sản phẩm cá khác nhau mà họ làm ra. Các chuyên gia trong ngành của Na Uy có những kỹ thuật tinh tế để xác định chất lượng của cá thông qua kết cấu, hình thức và mùi vị của chúng.
Không chỉ là chất lượng, an toàn thực phẩm cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi xuất khẩu cá ra thị trường. Thế nên các quy trình nuôi cá hồi Na Uy và các quy tắc nghiêm ngặt để xử lý cá, dưới sự giám sát và kiểm tra liên tục từ nhà chức trách cũng là một điều bắt buộc trong ngành nuôi trồng và xuất khẩu cá hồi tại Na Uy. Điều quan trọng không kém là Na Uy luôn cố gắng hết sức để đảm bảo một môi trường sạch sẽ và lành mạnh cho cá sinh sống ngay từ đầu.