Contents
ToggleCon người từ khi khi lớn lên đến khi trưởng thành, sẽ phải trãi qua rất nhiều thứ trong cuộc sống, dù muốn hoặc không chúng ta cũng sẽ phải thích nghi với dòng chảy của thời gian và oằn mình theo sự đổi thay của cuộc sống, của những người xung quanh và sự thay đổi của chinh bản thân mình.
Hành Trình Từ Cậu Bé 10 Tuổi
Lúc tôi 10 tuổi, tôi thường xuyên nghe những người lớn hơn mình nói về sự thay đổi của xã hội, của con người. Mặc định trong đầu tôi lúc ấy sự thay đổi của ai đó là khi họ sẽ lớn lên rồi thay đổi theo tuổi tác già đi. Những suy nghĩ ấy mãi cho đến khi tôi vào cấp 3, khi được chuyển vào học ở trường huyện, tôi mới thực sự hiểu rõ được sự thay đổi là gì và tôi đã thực sự thay đổi như thế nào.
Khác với ở trường THCS toàn những bạn trong làng học cùng nhau, cấp 3 tôi phải tiếp xúc với môi trường hoàn toàn mới, với những người bạn mới, Thầy, Cô mới. Nó khiến tôi phải thích nghi dần với những điều xa lạ, tập làm quen với những điều mới mẽ mà mình chưa bao giờ được trãi nghiệm qua. Để rồi khi những ngày gần cuối của quảng đường học sinh tôi mới nhận ra rằng, mình đã thực sự thay đổi rất nhiều, thay đổi từ chính con người và tính cách của mình.
Tôi phải thay đổi không phải vì tôi muốn thay đổi, nhưng môi trường mới và nguồn sống mới ép tôi phải thay đổi để thích nghi và tồn tại trong một môi trường xa lạ.
Tại Sao Lại Thay Đổi? Có Thực Sự Cần?
Tôi nhận được câu hỏi này của cô bạn đây vài hôm, tại sao lại phải thay đổi, chúng ta có thực sự cần sự thay đổi ấy? Câu trả lời là “Không Cần” nếu chúng ta muốn mình mãi dừng chân tại nơi bắt đầu.
Ở cuộc sống hiện tại với dòng chảy của cuộc sống hội nhập với những xã hội mới trên khắp thế giới, khi mà internet đang phát triển mạnh, thì sẽ là cơ hội để chúng ta có thể học hỏi và tiếp thu rất nhiều thứ trên thế giới, nếu không thay đổi về tư duy chúng ta sẽ bị lạc hậu so với nhịp độ của cuộc sống.
Vì Sao Con Người Lại Sợ Thay Đổi?
Con người thường có thói quen sợ thay đổi, bởi vì khi cùng lúc chúng ta phải thay đổi quá nhiều thứ, không muốn thay đổi hoặc lười thay đổi tư duy, những thói quen mà đã bám thật sâu trong bản thân mình.
Sự thay đổi sẽ kéo theo nhiều sự thay đổi khác, chẳng hạn như chúng ta thay đổi lối sống để trở nên tối giãn, thì ta lại phải thay đổi cả bệnh “thích mua sắm” của bản thân. Hay ta muốn thay đổi thói quen đọc sách của mình, thì ta phải hi sinh một vài giờ ngủ, hoặc cà phê tám chuyện cùng bạn bè. Có quá nhiều thứ kéo theo của sự thay đổi đơn thuần, thế nên con người thường ngại thay đổi những thói quen là gốc rễ của chính mình từ bấy lâu.
Ta nên bắt đầu thay đổi từ đâu?
Đa phần chúng ta đều biết những điều ảnh hưởng đến cuộc sống của mình, nhưng chúng ta lại ngại thay đổi chúng, vậy chúng ta nên bắt đầu từ đâu để có thể vượt qua sự sợ hãi hay né tránh “bệnh ngại thay đổi”
- Nên lập kế hoạch cho sự thay đổi của chính mình một cách chi tiết.
Lập ra một bảng kế hoạch về dự định thay đổi, sẽ giúp chúng ta giảm đi sự lo sợ vì sự chi tiết và những kết quả mà ta mong muốn có được sự từ sự thay đổi, sẽ giúp ta có thêm nhiều động lực để thực hiện. - Liệt Kê ra những điều ảnh hưởng đến cuộc sống của mình và cần thay đổi chúng.
Khi nêu ra những điều ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mình, sẽ giúp chúng ta có them nhiều lý do hơn để thay đổi chúng. - Hãy ưu tiên sự thay đổi cho sức khỏe của chính mình.
Tất nhiên vấn đề sức khỏe là mổ trong những vấn đề mà chúng ta cần thay đổi để có thể có một cuộc sống chất lượng. - Hãy làm từ những điều nhỏ và hằng ngày.
Khi chúng ta làm từ những điều nhỏ và thường xuyên, sẽ không làm ta “bội thực của sự thay đổi” và duy trì hằng ngày sẽ tạo ra thói quen và từ đó giúp việc thay đổi bản thân trở nên nhẹ nhàng hơn. - Hãy lập ra những mục tiêu ngắn hạn và thưởng, phạt cho chính mình.
Đương nhiên rồi, mục tiêu ngắn hạn sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện và khi ấy hãy nghiêm túc thưởng cho mình một thứ gì đó. Nó sẽ giúp bạn tự tái tạo được năng lượng cho những mục tiêu tiếp theo.
Mong rằng bạn sẽ thành công với những mục tiêu của mình.